Theo tin tức từ Asia Times vào ngày 24 tháng 9, hai chuyên gia tại Washington cho biết Bắc Triều Tiên ngày càng tăng cường sử dụng tiền điện tử nhằm trốn tránh các lệnh cấm vận của Hoa Kỳ.
Lourdes Miranda và Ross Delston đã gửi một câu trả lời chung cho cuộc điều tra của Asia Times về việc sử dụng các mật mã của Chính phủ Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên).
Miranda là một nhà phân tích Tài chính độc lập và là nhà điều tra tội phạm tài chính, Delston là một luật sư, đồng thời là nhân chứng chuyên môn trong các trường hợp rửa tiền bất hợp pháp.
Cả hai chuyên gia đều nói rằng Bắc Hàn hiện đang hoạt động thành công mọi giao dịch tiền điện tử và đang cố gắng tạo đồng tiền riêng biệt, bất chấp mọi quy định đối với đồng tiền Fiat hiện nay.
“Các đồng tiền điện tử mang lại nhiều lợi thế cho Triều Tiên trong việc cung cấp cho đất nước này nhiều cách để phá vỡ các lệnh cấm từ Hoa Kỳ. Họ có thể làm như vậy bằng cách sử dụng các trao đổi quốc tế, dịch vụ trà trộn và dịch chuyển nhằm phản ánh chu kỳ rửa tiền”.
Miranda và Delston giải thích thêm về kế hoạch mà họ cáo buộc đang được sử dụng bởi các nhà chức trách Bắc Hàn.
Ban đầu, chính phủ thuê những người có thông tin nhận dạng cá nhân thuận tiện (PII) để mở một ví tiền có thể được sử dụng để giao dịch. Sau đó, các thợ mỏ địa phương sẽ chuyển tiền ảo vào “nhiều” ví Châu Âu. Sau đó, chúng được trộn lẫn và dịch chuyển để gây nhầm lẫn cho hệ thống Chống rửa tiền (AML) và Hiểu rõ khách hàng (KYC)”.
Quá trình này kết thúc với những người được đề cử tại Triều Tiên mua Bitcoin, sau này sẽ được chuyển đổi thành các đồng tiền điện tử phổ biến khác như Ethereum hoặc Litecoin để phá vỡ các “mô hình giao dịch tuyến tính”.
Vì nguồn gốc của tiền điện tử bị che giấu, các chuyên gia kết luận rằng Chính phủ Triều Tiên sẽ có cơ hội trao đổi tiền ảo “đã rửa” thành tiền tệ fiat hiện tại, cuối cùng sẽ nhận được đồng đô la mà không phải nhận bất kỳ sự trừng phạt nào.
Miranda và Delston không xác định được khối lượng của các hoạt động mà họ mô tả, cũng như không tiết lộ nguồn thông tin cung cấp cho họ.
Theo Cointelegraph đưa tin vào tháng 8, một Ngân hàng Hàn Quốc tiết lộ rằng Bắc Triều Tiên đã cố gắng khai thác Bitcoin từ tháng 5 đến tháng 7/2017. Tuy nhiên, sau đó được thông báo là khai thác không thành công. Báo cáo cũng chứa các dữ liệu về các nỗ lực nhằm tạo ra một đồng tiền điện tử của Bắc Triều Tiên.
Các quốc gia bị ép buộc bởi luật pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ thường được biết là luôn có các thử nghiệm đối với tiền ảo.
Venezuela đã tung ra “đồng tiền Petro” gây nhiều tranh cãi, theo một số chuyên gia đồng tiền này hầu như không tồn tại.
Iran được cho là đang tạo ra một đồng tiền điện tử quốc gia của riêng mình, dự kiến sẽ tạo thuận lợi cho các giao dịch quốc tế đối với những quốc gia bị Mỹ trừng phạt vì đã tung ra các chương trình vũ khí hạt nhân.
Nguồn: Cointelegraph