Tether được biết đến trong giới tiền ảo như một công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư Bitcoin và Altcoin khác. Tuy nhiên, sự gây tranh cãi của đồng tiền này còn khiến nó trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Hãy cùng tìm hiểu Tether là đồng tiền như thế nào, và vì sao nó lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng tiền ảo đến vậy.
Tether là gì?
Tether được biết đến với mã giao dịch USDT, là một đồng tiền điện tử dùng để phản ánh giá trị của đồng Đô la Mỹ (USD). Người sáng lập ra đồng Tether muốn tạo ra một đồng tiền ảo ổn định có thể được sử dụng thay thế đồng đô la kỹ thuật số trong giao dịch, chính vì vậy mà Tether còn có tên gọi là “đồng tiền ổn định.”
Tether được phát hành trên khối Bitcoin thông qua giao thức tầng Omni. Mã thông báo Tether được phát hành bởi Tether Limited.
Đến nay, Tether được xem là đồng tiền ảo ổn định phổ biến nhất trong giao dịch và thậm chí nó đã được hoạt động thay thế USD trên nhiều sàn giao dịch phổ biến. Theo trang web của những nhà sáng lập, Tether có thể được chuyển đổi tiền mặt thành tiền kỹ thuật số, để giữ hoặc đại diện giá trị cho tiền tệ của một vài quốc gia như Đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên.
Nguồn gốc của Tether
Tiền thân của Tether có tên là “Realcoin”, được công bố vào tháng 7 năm 2014 bởi đồng sáng lập của Realcoin Brock Pierce vốn là một công ty khởi nghiệp tại Santa Monica. Vào tháng 11/2014, giám đốc điều hành Tether, Reeve Collins, công bố dự án đã được đổi tên thành Tether. Trang web của công ty nói rằng dự án được kết hợp tại Hồng Kông với các văn phòng ở Thụy Sĩ mà không đưa ra chi tiết hoặc bằng chứng công khai nào.
Ban đầu Tether có hai mã USDT và EURT, được tạo thành giá trị tương tự của USD và EUR trong nền tảng Blockchain. Các tiền điện tử này được kết nối chặt chẽ với sàn giao dịch Bitfinex. Lúc đầu, Tether được dựa trên hệ thống Bitcoin, nhưng vào tháng 6/2017, những nhà sáng lập lại tuyên bố Tether được xây dựng dựa trên Litecoin.
Trong khi các đại diện của Tether và Bitfinex (một trong những sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất theo khối lượng trên thế giới) nói rằng đây là hai sản phẩm của hai công ty riêng biệt.
Tờ rơi Paradise bị rò rỉ vào tháng 11 năm 2017 lại cho rằng những người đứng đầu Bitfinex là Philip Potter và Giancarlo Devasini chịu trách nhiệm thành lập Tether Holdings Limited tại Quần đảo Virgin thuộc Anh vào năm 2014. Trong khi đó theo trang web của Tether, Tether Limited có trụ sở tại Hồng Kông là công ty con của Tether Holdings Limited.
Đặc điểm của Tether
Giống như những đồng tiền ảo khác, Tether được phát triển trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên, đồng tiền này khác với các tiền ảo ở chỗ giá trị của nó được hỗ trợ hoàn toàn bằng USD, tức là 100% giá trị của tổng số Tether được sinh ra được tính bằng USD.
Số USD này sẽ được lưu trữ với tỉ lệ 1:1 (USD : USDT) để đảm bảo giá trị của Tether. Đây là điểm thu hút của đồng tiền trong giao dịch, đồng thời cũng là vấn đề tiềm ẩn trong không gian mật mã không được chia sẻ và không phân quyền).
Trong điều kiện lý tưởng nhất, giao dịch 1 đồng Tether có giá trị ở mức $1 trên tất cả các sàn giao dịch và có thể sử dụng 1 Tether thay cho một đồng USD. Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị này có xu hướng dao động.
Tác dụng chính của đồng tiền Tether là đem lại sự ổn định cho không gian mã hóa dễ biến động và cung cấp tính thanh khoản cho các giao dịch tiền ảo không thể xử lý bằng USD và hoặc không thể trao đổi qua ngân hàng (ví dụ như như sàn giao dịch đầu bảng Bitfinex nhưng đôi khi vẫn đem lại nhiều vấn đề trong giao dịch và quy đổi giá trị tiền ảo).
Tether có thể được dùng để giao dịch, lưu trữ giống như Bitcoin hoặc bất kì Altcoin nào khác. Người dùng có thể lưu trữ và giao dịch sử dụng bất kỳ ví điện tử nào sử dụng giao thức Omni như Omni Wallet, Ambisafe hoặc Holy Transaction.
Ưu và nhược điểm của USDT
Ưu điểm
Với những đặt điểm trên, USDT cũng có một số ưu điểm nhất định:
- Có thể dùng để tích trữ giống như tích trữ USD
- Giúp giao dịch dễ dàng vì không phải quy đổi từ tiền thật qua tiền ảo nhiều lần.
- Giảm thời gian giao dịch: vì không phải qua nhiều bước trung gian hoặc qua bên thứ 3
- Giảm chi phí giao dịch: việc rút gọn các bước trung gian và loại bỏ giao dịch với bên thứ ba đồng nghĩa bạn không mất chi phí giao dịch cho những bước này
- Đảm bảo số tiền bạn bỏ ra luôn ổn định (đúng như tên gọi “đồng tiền ổn định” của Tether), đồng thời có thể sử dụng USDT để đầu tư lướt sóng trong những trường hợp Bitcoin biến động giá.
Nhược điểm
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng khá quan ngại đối với USDT bởi:
- Thông tin không rõ ràng giữa Tether và Bifinex khiến dấy lên những nghi hoặc về sự thao túng của sàn giao dịch Bifinex đối với Tether và nguy cơ Tether bị đầu cơ giá là rất cao
- Thông tin không minh bạch cũng có thể dẫn đến phát sinh vấn đề số USD lưu trữ không cân bằng với lượng USDT phát hành theo tỉ lệ 1USD : 1USDT như cam kết
Cách Tether hoạt động
Khi bạn mua mã thông báo của Tether là USDT bằng USD, bạn sẽ được nhận một số Token tương ứng với số USD bạn bỏ ra để đại diện giá trị cho lượng USDT tương ứng. Bạn có thể giao dịch mua bán với Token này.
Khi ngừng đầu tư, bạn có thể bán USDT cho Tether hoặc những người mua khác để thu tiền thật về. Những Token USDT được bán trực tiếp Tether sẽ bị huỷ và vòng đời của Token USDT đó cũng chính thức kết thúc.
Tại sao Tether không được xem là Altcoin?
Được xem như một công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư Bitcoin và Altcoin khác, các nhà sáng lập Tether lại nhấn mạnh việc đồng tiền ảo Tether không được xem là một Altcoin. Trái với việc những Altcoin ra đời với những đặc tính tốt hơn nhằm thay thế Bitcoin trên thị trường tiền ảo, Tether xuất hiện để bổ sung tính năng cho Bitcoin, thể hiện trong việc trở thành đồng tiền ổn định để có thể thay thế USD.
Tether được xây dựng trên nền tảng Blockchain giống với Bitcoin, có mạng lưới thay thế tập trung và đang dần xây dựng mạng lưới liên kết với các ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu. Công nghệ Tether được thiết kế để có thể dễ dàng tích hợp với mạng lưới của ngân hàng thông qua các thẻ được phát hành dựa trên nền tảng Blockchain có khả năng chuyển tiền nhanh và dễ dàng cho các khách hàng của ngân hàng trong liên kết.
Giá trị của Tether
Giá của Tether biến động thường xuyên, phụ thuộc vào biến động của đồng Bitcoin. Tại thời điểm của bài viết, Tether đang có giá $0.9994481154 với vốn hoá thị trường trên 100 triệu đô.
Tính đến tháng 2 năm 2018, Tether được xếp hạng thứ 15 trên thị trường tiền điện tử, với giới hạn thị trường khoảng 2 tỷ đô la Mỹ vào ngày 5 tháng 2 năm 2018. Vào tháng 6 năm 2018, Tether được công bố là đồng tiền ảo lớn thứ mười trên thế giới.
Từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2018, công ty Tether kiếm được khoản tiền nhảy vọt từ khoảng 10 triệu đô la đến 2,4 tỷ đô la. Vào đầu năm 2018, Tether chiếm khoảng 10% khối lượng giao dịch của Bitcoin. Tới mùa hè năm 2018, Tether chiếm đến 80% khối lượng giao dịch Bitcoin.
Giao dịch USDT ở đâu?
Nhiều sàn giao dịch đã niêm yết USDT bởi nó có khả năng làm đồng tiền trung gian của các loại tiền ảo khác. Tại Việt Nam, bạn có thể giao dịch USDT bằng VND qua sàn giao dịch Remitano. Bạn có thể tham khảo cách mua bán Bitcoin trên sàn Remitano và thực hiện tương tự như đối với USDT.
Có nên tin tưởng vào đồng Tether?
Tuy Tether xuất hiện nhằm cam kết đem lại sự ổn định trong thị trường tiền ảo dễ biến động và “bốc hơi”, vẫn có nhiều nhà đầu tư đưa ra đánh giá và cân nhắc trước quyết định sử dụng đồng tiền này.
Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng việc chuyển đổi tiền tệ thông thường để lấy USDT có thể không hoạt động tốt như dự định tại một thời điểm nào đó.
Có người lại lo ngại rằng thị trường tiền ảo đang dần quy đổi về một hướng khiến giá trị đô la bị tập trung. Có người lại lo ngại những người đang điều khiển sàn Bitfinex cũng đang điều khiển đồng Tether (Bitfinex hiện đang là sàn giao dịch hàng đầu cho phép giao dịch ký quỹ sử dụng USDT làm tài sản thế chấp và do đó, sàn giao dịch này nắm khá nhiều quyền lực đối với một số nhà đầu tư).
Có nhà đầu tư lại lo ngại rằng Tether không phải lúc nào cũng được hỗ trợ bởi đồng đô la với tỉ lệ 1:1 như đã tuyên bố mà thay vào đó sẽ có một số khoản cho vay dự trữ phân đoạn xảy ra.
Nói cách khác, có những lo ngại về bản chất tập trung của đồng Tether và có những lo ngại dựa trên thực tế công chúng không thể xác minh đầy đủ hệ thống bản chất của Tether thông qua những tài liệu mà nó cung cấp cũng như nền tảng Blockchain công khai cùng quá trình kiểm toán công khai.
Ngoài ra, việc không thể công khai thông tin mối quan hệ giữa công ty sáng lập Bitfinex và Tether Limited cũng là một điểm khiến nhiều nhà đầu tư đặt ra nghi ngờ cho tính trung thực của đồng tiền ảo này.
Vấn đề thanh khoản của Tether
Một đồng tiền ảo tự tin làm đại diện cho một loại tiền tệ buộc phải giải quyết được vấn đề thanh khoản của chính nó. Tuy nhiên, Tether hiện nay vẫn chưa đưa ra được thông tin kiểm toán xác đáng nào.
Trước những luồng thông tin không minh bạch, vốn hóa của Tether vẫn đang tăng lên từng ngày. Việc đồng tiền này phát triển nhanh chóng có phải do gia tăng nguồn vốn đầu tư? Vậy nguồn vốn này đến từ đâu? Dù Tether cho rằng các khoản dự trữ dự trữ đều chịu sự kiểm toán chuyên nghiệp, công ty Tether vẫn không cung cấp bất kỳ tên của kiểm toán viên hoặc công ty nào để chứng minh cho điều trên.
Hơn nữa, công ty giữ tiền của mình ở đâu khi Tether không thể sử dụng các cơ sở ngân hàng? Tại sao thông tin không được biết cho chủ sở hữu mã thông báo? Liệu các thẻ của Tether có thực sự lưu thông?
Có quá nhiều nghi vấn về vấn đề thanh khoản của Tether được đặt ra bỏi cộng đồng tiền ảo nhưng đa số trong đó lại không được giải đáp.
Ngoài ra, Cặp USDT/USD chỉ được trình bày trên hai sàn giao dịch: Kraken và Bitfinex. Bitfinex cố định giá của theo tỷ lệ 1 USDT : 1 USD. Việc khối lượng giao dịch này khá nhỏ càng đặt ra nhiều nghi vấn về thanh khoản của Tether.
Tương lai nào cho Tether?
Nhiều người tỏ ra lo ngại cho sự phát triển trong tương lai của Tether khi càng ngày càng có hàng triệu mã thông báo Tether không có giá trị được sao lưu.
Các mã thông báo này có thể được sử dụng để mua một số loại tiền điện tử khác. Sử dụng quá nhiều mã USDT có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá của Bitcoin và các Altcoins. Quá ít kết nối với hệ thống ngân hàng cũng khiến nhiều người đặt ra nghi vấn về hiệu quả hoạt động của Tether. Ngoài ta, cuộc điều tra về BTC-e cũng có thể ảnh hưởng Tether.
Trước sức ép từ nhiều hướng, công ty Tether buộc phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đưa ra câu trả lời xác đáng cho cộng đồng người quan tâm đến tiền ảo.
Nhìn chung, bạn không thể bỏ 100% niềm tin vào đồng tiền ảo nào qua lần đầu tiếp xúc. Những bài viết chuyên sâu, những nhóm thảo luận về tiền ảo và cái nhìn khác quan của bản thân sẽ giúp bạn đưa ra những đánh giá đúng về USDT.