Nếu quan tâm đến công nghệ và những thay đổi trong khoa học kỹ thuật, bạn sẽ thường xuyên nghe đến công nghệ Blockchain – một công nghệ mới đang nổi trội gần đây với sự xuất hiện của đa dạng ứng dụng, trong đó phải kể đến tiền ảo Bitcoin.
Vậy công nghệ Blockchain là gì, và ứng dụng của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Công nghệ Blockchain là gì?
Blockchain được phát minh bởi một cá nhân (hoặc một nhóm người) với tên gọi là Satoshi Nakamato vào thời điểm năm 2008, trước 1 năm khi Bitcoin ra đời.
Blockchain là công nghệ cho phép ghi chép và truyền tải dữ liệu an toàn dựa trên những mã hoá phức tạp, được gọi là những chuỗi (block) có thể liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Trong đó mỗi chuỗi sẽ chứa đựng đầy đủ thông tin về thời gian khởi tạo cùng liên kết với của nó với các chuỗi khối trước đó.
Nói cách khác, công nghệ Blockchain lại đóng vai trò là một sổ cái kỹ thuật số công khai mang tính chất phi tập trung giúp lưu trữ và truyền tải dữ liệu trên mạng ngang hàng mà không thông qua một bên trung gian nào.
Mỗi giao dịch sẽ được tạo một bản ghi không thay đổi, được liên kết với những giao dịch trước đó. Mỗi bản ghi kỹ thuật số hoặc giao dịch trong chuỗi đó được gọi là một khối (block). Blockchain là mạng lưới mở cho phép người dùng tham gia vào sổ cái điện tử này, trong đó mỗi khối sẽ liên kết với một người tham gia cụ thể.
Những dữ liệu được lưu trữ trên Blockchain không thể bị thay đổi, do vậy công nghệ Blockchain có thể chống lại sự thay đổi dữ liệu và những hình thức gian lận thông qua thay đổi thông tin.
Blockchain chỉ có thể được cập nhật khi có sự đồng thuận giữa những người tham gia trong hệ thống. Khi dữ liệu mới được nhập vào sẽ không bao giờ có thể bị xoá. Điều này cũng làm cho công việc bổ sung dữ liệu vào sổ kế toán phân cấp. Không một cá nhân nào có thể kiểm soát thông tin trên Blockchain.
Các giao dịch được ghi trong chuỗi có thể được công bố và xác minh công khai, sao cho bất kỳ ai cũng có thể xem nội dung của blockchain và xác nhận rằng các sự kiện được ghi vào thực tế đã diễn ra. Do đó, chúng ta không cần phải tin tưởng một cá thể duy nhất vì sự cập nhật trên Blockchain dựa vào sự đồng thuận của nhiều người dùng.
Tính bảo mật của Blockchain
Công nghệ Blockchain được đánh giá rất cao và ứng dụng rộng rãi trong giao dịch, bán lẻ, tài chính ngân hàng, giải trí,… và trở thành cách mạng hoá của hầu hết các ngành công nghiệp một phần cũng đến từ giao thức có tính bảo mật cao.
Mạng lưới Blockchain có tính bảo mật cao vì bản thân hệ thống Blockchain sở hữu nhiều Nút (Node) độc lập có khả năng xác thực thông tin tại mọi thời điểm. Chính vì vậy mà ngay cả khi một phần hệ thống bị đánh sập thì những Nút còn lại vẫn tiếp tục bảo vệ mạng lưới.
Để hiểu hơn về công nghệ Blockchain, chúng ta hãy đi từ những giao dịch đơn giản vẫn thao tác hằng ngày thông qua mạng lưới Internet.
Bất kỳ dữ liệu nào trên mạng Internet đều có thể bị hack hoặc sao chép. Điều này khiến Internet trở thành một mạng lướt có độ bảo mật không cao. Do vậy, khi cần giao dịch trực tuyến hoặc thực hiện truyền tải thông tin có độ bảo mật cao, chúng ta cần đến một bên thứ 3 với cơ sở dữ liệu tập trung và có tính bảo mật cao để chống gian lận hoặc tái sử dụng nhiều lần dữ liệu (Double Spending Problem).
Công nghệ Blockchain với khả năng ưu việt không cần cần thông qua bên thứ 3 đã giải quyết triệt để vấn đề gian lận sử dụng 2 giao dịch khác nhau để cùng chi tiêu số dư một tài khoản, đem lại sự an toàn và tin cậy tuyệt đối cho người sử dụng.
Công nghệ Blockchain có nhiều ứng dụng cao trong sản xuất, y tế, tài chính, thương mại điện tử và cả giáo dục,… Trong đó, Bitcoin cũng là một đông tiền điện tử hoạt động trên nền tảng của công nghệ Blockchain.
Cách thức hoạt động của công nghệ Blockchain
Có ba công nghệ chính kết hợp để tạo ra Blockchain, bao gồm Khoá tiền ảo an toàn (Private Key Cryptography), Mạng lưới phân tán (Distributed Network) với sổ cái kế toán công khai, Hệ thống ghi nhận thông tin (System Record)
Chìa khoá tiền ảo an toàn (Private Key Cryptography)
Hãy giả sử có 2 người giao dịch A và B
Mỗi người đều sử hữu một Chìa khoá bảo mật (Private key) và một Chìa khoá công khai (Public key).
Mục đích chính của khoá tiền ảo an toàn là tạo ra nhận dạng kỹ thuật số an toàn. Danh tính dựa người giao dịch sẽ được trên sở hữu sự kết hợp của các Private Key và Public Key.
Chữ ký số hóa (Digital Signature) được tạo ra bởi sự kết hợp của 2 loại chìa khóa. Có thể được xem như một hình thức đồng thuận khéo léo, Chữ ký số hóa có khả năng kiểm soát quyền sở hữu mạnh mẽ. Ví dụ, khi chìa khoá bảo mật của người A kết hợp với chìa khoá công khai của người B sẽ tạo ra một chữ ký số riêng.
Tuy nhiên, khả năng kiểm soát quyền sở hữu mạnh đến mấy cũng sẽ không đủ để đảm bảo mối quan hệ trong giao dịch kỹ thuật số. Trong khi vấn đề xác thực được giải quyết, chữ ký này phải được kết hợp với một phương thức phê duyệt các loại giao dịch cũng như ủy quyền
Đối với Blockchains, giao dịch được thực hiện thông qua một mạng lưới phân tán.
Mạng lưới phân tán (Distributed Network)
Mạng lưới phân tán Blockchain sử dụng những thuật toán để tiến hành xác minh. Giá trị của Blockchain nằm ở quy mô mạng lưới lớn nơi các trình xác nhận đều đạt được một sự đồng thuận cùng lúc và công khai.
Kích thước mạng cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh mạng. Khả năng đảm bảo của mạng lưới được tính bằng đơn vị Hash rate (H/s).
Trong đó, vào thời điểm của bài viết này, Bitcoin – một đồng tiền kỹ thuật số hoạt động thông qua công nghệ Blockchain được đảm bảo bằng 3.500.000 TH/s, bằng khả năng của hơn 10 ngàn ngân hàng lớn nhất kết hợp lại.
Khi các Chìa khoá (Key) được kết hợp với Mạng lưới phân tán (Distributed Network) sẽ tạo thành một Chữ ký số (Digital Signature).
Tiếp theo, Khối (Block) bao gồm Chữ ký số, Dấu thời gian (Timestamp) và những thông tin liên quan sẽ được gửi đến để lưu trữ ở tất cả các Nút (Node) trong Mạng lưới phân tán (Distributed Network) khi có giao dịch trao đổi hoặc mua, bán… được thực hiện
Hệ thống ghi nhận thông tin (System Record)
Khi các Key mã hóa được kết hợp với Mạng lưới phân tán, một dạng tương tác kỹ thuật số cực kỳ hữu ích sẽ xuất hiện. Quy trình này bắt đầu khi người dùng A lấy Private key và đưa ra một lệnh thông báo.
Với trường hợp giao dịch là Bitcoin, người dùng A gởi đi một lượng Bitcoin cho người dùng B. Lúc này, người dùng A phải đính kèm Plubic Key của người dùng B vào phần giao dịch này.
Blockchain và Bitcoin
Blockchain được xem là tiền đề chính để phát triển đồng tiền ảo Bitcoin. Giao dịch Bitcoin không thuộc quản lý bởi một bên thứ ba nào.
Người dùng A có thể thực hiện giao dịch và xác thực giao dịch khi có người dùng B thanh toán cho hàng hoá hoặc dịch vụ khác mà không cần phải thông qua bất kỳ bên trung gian nào.
Giao dịch hoàn tất được ghi công khai thành các Khối (Block) và cuối cùng được chuyển vào Blockchain. Tại đây nó được xác minh và chuyển tiếp bởi người dùng Bitcoin khác. Trung bình, một khối mới được nối vào blockchain sau mỗi 10 phút, thông qua việc khai thác Bitcoin.
Dựa trên giao thức Bitcoin, cơ sở dữ liệu Blockchain được chia sẻ đến nhiều Nút (node) độc lập tham gia vào một hệ thống. Khi gia nhập mạng, mỗi máy tính được kết nối sẽ nhận được một bản sao của Blockchain, trong đó có các bản ghi minh chứng rõ ràng mọi giao dịch đều được thực hiện.
Những bản ghi này có thể cung cấp thông tin chi tiết về các sự kiện xảy ra trong hệ thống. Chẳng hạn như việc người dùng có bao nhiêu Bitcoin thuộc về một địa chỉ cụ thể tại bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ.
Tương lai của Blockchain
Với những đặc điểm nổi bật trên mà Blockchain trở thành công nghệ cao mang tính đột phá trong thời đại kỹ thuật số. Nhờ không ngừng cải tiến, công nghệ Blockchain đã phát triển đến giai đoạn 4.0 và vẫn còn có khả năng vươn xa.
Đây được xem là đột phá lớn công nghệ có khả năng thay đổi nền kinh tế thị trường trên toàn thế giới. Công nghệ này không chỉ thay đổi cách con người dùng Internet mà còn chỉ cho chúng ta cách làm việc an toàn và hiệu quả hơn.
Tiền ảo chỉ là một phần ứng dụng của Blockchain nhưng đã lôi kéo được sự quan tâm của nhiều người. Dù vấn đề về giao dịch tiền ảo vẫn còn được đưa ra tranh luận và nhiều tổ chức chưa chấp nhận sự xuất hiện của loại tiền này, những ứng dụng khác của Blockchain vẫn được đánh giá cao.
Nhiều nhà đầu tư lớn đã có ý định tích hợp công nghệ blockchain vào cùng với công nghệ riêng của mình, đặc biệt để quản lý và bảo mật thông tin. Tuy nhiên, làm sao để triển khai và ứng dụng công nghệ này vào cuộc sống cũng là một thách thức lớn.