Ngay cả khi Bitcoin đã chiếm phần lớn thị trường và hầu hết những luồng thông tin trên thị trường tiền ảo đều xoay quanh đồng tiền này, một vài tiền điện tử khác vẫn nổi lên mạnh mẽ, trong đó có IOTA.
IOTA (MIOTA) là gì?
IOTA ( mã MIOTA) là sổ cái kế toán phân phối mã nguồn mở đầu tiên, được xây dựng để hỗ trợ cho Internet vạn vật (IOT) với các giao dịch tương đối nhỏ (Microtransactions), đồng thời giữ được tính toàn vẹn dữ liệu cho các máy.
IOTA cũng là tên gọi đồng tiền ảo được dùng cho các giao dịch Internet vạn vật (IOT) có giá 0,35 đô la mỗi cửa và có giá trị thị trường dưới 1 tỷ đô la.
Ai sáng lập ra IOTA
IOTA được thành lập bởi David Sontesbo, Dominik Schiener, Serguei Popov và Ralf Rottmann vào năm 2015. Công ty quản lý, tài trợ và vận hành bởi nền tảng IOTA có trụ sở tại Berlin.
IOTA sử dụng IOT (Internet of Thing) làm tiền điện tử chính với mong muốn tạo ra một hệ sinh thái bền vững cho phép phát triển và mở rộng công nghệ nguồn mở. Công nghệ Tangle trao quyền cho IOTA xác nhận các giao dịch nút thông qua tài trợ đồng thuận mà không liên quan đến Blockchain. Nói cách khác, mỗi nút được tự do lựa chọn thuật toán của nó và hoạt động tự do trong mạng.
Khả năng của IOTA
Bất kỳ ai có tài khoản ngân hàng đều quen thuộc với khái niệm sổ cái dùng để lưu trữ hồ sơ ghi nợ và thông tin tín dụng. IOTA liên kết với những tổ chức tài chính để các hồ sơ có độ nhạy cao, đồng thời đảm bảo độ chính xác của chúng.
Mạng lưới internet không có khả năng xác minh dữ liệu cao, cùng sự gia tăng chóng mặt của tội phạm an ninh mạng. Việc uỷ quyền giao dịch và vấn đề không thể xác minh thông tin giao dịch đã trở thành trở ngại lớn đối với nền kinh tế.
Với sự ra đời của công nghệ sổ kế toán phân phối IOTA, giờ đây chúng ta có thể phân phối và đồng bộ hóa sổ cái của dữ liệu cũng như tiền bạc trong môi trường an toàn, phân tán, phân cấp và không cần phải xin sự cho phép. Với việc loại bỏ bên thứ ba, IOTA đem lại những giao dịch công bằng, đem lại hiệu quả lớn về chi phí cũng như nhiều cơ hội đổi mới khác.
Tuy công nghệ Blockchain đưa đến một tương lai hấp dẫn với các mạng phân cấp cho phép đổi mới và giao dịch ngang hàng mà không cần trung gian hoặc phí, Blockchain vẫn chưa thể đạt đến trạng thái hoàn hảo khi vẫn còn tồn đọng những sai sót kỹ thuật vốn có trong thiết kế nền tảng của họ.
Cùng với việc gia tăng sử dụng Blockchain trong vòng một thập kỷ qua, những người dùng tiếp nhận nền tảng này sớm cuối cùng cũng phải chịu ảnh hưởng bởi thời gian giao dịch chậm chạp cùng mức phí tăng vọt.
Khi phần thưởng tài chính (tiền ảo) để xác nhận các giao dịch blockchain ngày càng trở nên cạnh tranh, mạng lưới của họ ngày càng trở nên tập trung xung quanh một vài nhóm lớn. Nhưng hệ thống phi tập trung và việc không cần xin sự cho phép bởi cơ quan trung gian vẫn còn cần thiết và tăng lên trong những năm gần đây.
IOTA ra đời với mong muốn có thể giải quyết sự thiếu hiệu quả của Blockchain. Đây là công nghệ dựa trên nền tảng sổ cái phân tán mang tính cách mạng Tangle, đồng thời cũng là liên kết còn thiếu cho Internet của Vạn vật (IOT) và Web 3.0. IOTA không chỉ đem đến giải pháp cho phép việc thực hiện các giao dịch an toàn, có thể mở rộng mà còn trao quyền để cả máy móc và con người có thể cùng tham gia vào các nền kinh tế mới được phát triển.
Tangle là gì?
Sổ kế toán phân phối của IOTA không bao gồm các giao dịch được nhóm thành các khối và được lưu trữ trong các chuỗi tuần tự mà là một chuỗi các giao dịch cá nhân liên kết (Entangled) với nhau.
Để tham gia vào mạng lưới này, mỗi thành viên chỉ cần thực hiện một lượng nhỏ công việc tính toán để xác minh hai giao dịch trước đó. Thay vì tạo ra một hệ thống phân cấp vai trò và trách nhiệm trong mạng, mỗi người dùng đều có những ưu đãi và phần thưởng giống nhau.
Để thực hiện giao dịch trong Tangle, hai giao dịch trước đó phải được xác thực bằng phần thưởng. Để có thể thực hiện việc xác thực giao dịch của chính bạn bằng một số giao dịch tiếp theo. Với hệ thống xác thực trả tiền này, người tham gia không cần phải cung cấp phần thưởng tài chính và giao dịch với IOTA luôn miễn phí.
Hơn nữa, IOTA không bị giới hạn trong các giao dịch có giá trị giao dịch. Người sử dụng có thể lưu trữ thông tin một cách an toàn trong các giao dịch Tangle. Lượng thông tin lưu trữ có thể lớn hơn khi sử dụng nhiều giao dịch hoặc nhiều nhóm liên kết.
Cấu trúc này cũng cho phép khả năng mở rộng giao dịch cao, cho phép thực hiện nhiều hoạt động hơn mà không bị rối, đồng thời các giao dịch cũng được xử lý nhanh.
Điểm mạnh của IOTA
IOTA với phần cốt lõi Tangle mang nhiều ưu điểm hơn so với Blockchain, đồng thời cải thiện được những nhược điểm mà nền tảng Blockchain chưa giải quyết được.
Bảo mật tốt hơn Blockchain
Cơ chế bảo mật của Blockchain đang dần lỗi thời khi nhiều công ty đã mắt đầu nghiên cứu mật mã lượng tử. Mật mã lượng tử xem xét bản chất vật lý của các đối tượng mang thông tin, qua đó cho phép bảo mật thông tin được truyền đi bằng truyền thông quang, sợi quang cũng như qua không gian. Sự xuất hiện của mật mã lượng tử có thể khiến cơ chế bảo mật của blockchain bị phá vỡ.
Hình thức điều khiển tập trung
Việc tạo nhóm của các thợ mỏ (Mining) nhằm thu được lợi nhuận lớn hơn đã làm thay đổi sự phân phối phần thưởng, do đó việc tập trung khai thác trong thay một số phần tử nhất định sẽ giúp ổn định thị trường.
Thực hiện được các giao dịch siêu nhỏ
Việc thực hiện những giao dịch siêu nhỏ (Microtransactions) của Tangle đã vượt mặt Bitcoin. Đồng thời bạn không phải tốn chi phí giao dịch với IOTA.
Không giới hạn khả năng mở rộng
Có thể mở rộng được xem là bước tiến mới của IOTA so với những nền tảng cũ như Blockchain hay Ethereum khi giao dịch một số đồng tiền bị giới hạn.
Không yêu cầu phần cứng cao
Nhiều đồng tiền ảo trên nền tảng Bitcoin được thực hiện gần giống như ngân hàng, đòi hỏi phần cứng cao. Trong khi đó giao dịch tiền ảo với IOTA lại không yêu cầu điều này.
Không giới hạn lưu trữ dữ liệu
Dữ liệu lưu trữ sẽ tăng vọt khi tất cả các trạng thái giao dịch được lưu trữ trong khi không gian lưu trữ lại không tăng. Rất may là IOTA đã khắc phục điều này.
Liệu IOTA có xung đột với Blockchain?
Trong một thế giới mà ở đó mọi người vẫn còn phải sửng sốt và thán phục những gì mà nền tảng Blockchain mang lại, có nghĩa là sự xuất hiện của Blockchain là hoàn toàn cần thiết và những lợi ích mà nó đem lại là không thể chối cãi.
Do đó IOTA không phải là nền tảng đi ngược lại hoặc có thể thay thế hoàn toàn Blockchain. Ngược lại, nó có thể bổ sung cho hệ sinh thái Blockchain thêm lành mạnh. IOTA hoạt động dựa trên các Hợp đồng thông minh (Smart contracts) như Ethereum, đồng thời lại có khả năng tăng cường bảo mật của Blockchain bằng việc xây dựng các trạm kiểm soát giao dịch.
Giá trị của đồng tiền IOTA
Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt mà đồng tiền ảo của IOTA (mã MIOTA) đã nằm trong top 10 những đồng tiền ảo giá trị nhất trên Coinmartketcap.
Đồng tiền IOTA đang có giá thị trường 0,659957 đô la, với tổng vốn hoá thị trường vào khoảng 1,834,371,600 đô la. Bạn có thể giao dịch đồng IOTA trên sàn Binance với các cặp IOT/USD và IOT/BTC.
IOTA là một loại blockchain khác biệt với Blockchain của Bitcoin mà chúng ta thường nhắc tới với những điểm mạnh riêng biệt của mình. Tuy có thể cải thiện được những vấn đề lỗi thời mà Bitcoin đang mắc phải, IOTA vẫn đang là nền tảng giúp cho hệ sinh thái blockchain thêm lành mạnh