Indicator là gì?
Indicator (chỉ báo) là các điểm dữ liệu cho thấy hướng mà một đồng tiền sẽ di chuyển. Các chỉ báo này được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi để tối ưu hóa chiến lược giao dịch.
Các indicator được sử dụng theo các khung thời gian và cặp tiền tệ. Khi kết hợp các Indicator đúng cách có thể giúp xây dựng một chiến lược giao dịch hiệu quả và mang lại lợi nhuận hơn cho nhà đầu tư.
Đối với nhiều Trader, indicator – hay các chỉ báo – là một thứ không thể thiếu trong hệ thống giao dịch. Và với kinh nghiệm đã từng review qua gần 500 indicator các thể loại, hôm nay chúng ta sẽ đúc kết lại các indicator hoạt động hiệu quả nhất trên thị trường cryptocurrency, và đương nhiên là chúng cũng hoàn toàn hiệu quả trên thị trường Forex.
Dưới đây là 4 loại Indicator mà nhà Đầu tư có thể kết hợp sử dụng trong quá trình phân tích sự biến động của thị trường:
EMA (Exponential Moving Average)
Đường trung bình động hàm mũ (EMA) là một trong các công cụ kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả nhất và được thống kê là công cụ được dùng nhiều nhất trên thế giới. Nhưng tại sao lại chọn EMA mà không phải MA hay SMA (Smoothed Moving Average)?
Đó là vì đường EMA sẽ tập trung vào các thông số giá gần nhất hơn là trong quá khứ, do đó phản ánh đúng hơn những gì đang diễn ra ở hiện tại, và lọc được nhiều tín hiệu nhiễu hơn.
Các nhà đầu tư trade coin đều biết cryptocurrency là 1 thị trường đi rất nhanh, do đó các dữ liệu giá sẽ nhanh chóng bị lỗi thời, và việc tập trung vào các dữ liệu mới nhất đương nhiên sẽ hiệu quả hơn nhìn quá lâu vào quá khứ.
Trong hệ thống giao dịch, nhà đầu tư nên dùng 1 đường nhanh (ema 50) và 1 đường chậm (ema 200).
Đường nhanh sẽ phản ứng với giá nhanh hơn đóng vai trò tạo ra tín hiệu, đường chậm sẽ đánh dấu các vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng. Thông thường nhà đầu tư thường dùng các tín hiệu sau với 2 đường ema này:
- Hỗ trợ/kháng cự động;
- Bullish/bearish crossover: Bullish crossover xảy ra khi ema 50 cắt ema 200 từ dưới lên, là dấu hiệu xu hướng tăng trong trung hạn (còn gọi là Golden Cross), bearish crossover là cắt từ trên xuống là dấu hiệu xu hướng giảm trong trung hạn (còn gọi là Death Cross);
- Xác định xu hướng trung hạn: Ngoài cái crossover ở trên thì hướng của 2 đường ema này cũng cho chúng biết xu hướng trung hạn. Nếu trong xu hướng tăng mà ema 50 cong xuống tức là xu hướng đã suy yếu, có khả năng đảo chiều.
Bollinger Bands và Keltner Channel
Bollinger Bands và Keltner Channel lần lượt làm nhiệm vụ đo lường độ biến động hiện tại trên thị trường và độ quá mua/quá bán.
Bollinger Bands
Bollinger Bands là một công cụ tuyệt vời. Hàng triệu trader trên thế giới đều tin tưởng và sử dụng nó như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống trading của họ. Cũng như các indicator kinh điển khác, BBs có rất nhiều tính năng hữu dụng. Một trong những tính năng đó, tôi nghĩ là nó đặc thù và không một indicator nào có được, đó chính là hiện tượng thắt nút cổ chai của Bollinger Bands.
Độ biến động quá lớn của crypto market làm cho Bollinger Bands phát huy rất tốt thế mạnh của mình.
Khi 2 dải băng mở rộng tức là thị trường đang có biến động lớn, và khi chúng co thắt lại tức là thị trường đang tích lũy, chuẩn bị đi mạnh theo 1 hướng. Tuỳ thuộc vào độ biến động mà chúng ta sẽ có chiến lược trade khác nhau.
Keltner Channel,
Nhà đầu tư nên dùng Keltner Channel để đánh giá tổng quan tình trạng hiện tại của thị trường là quá mua hay quá bán, để mà khỏi bị Fomo đu theo (vấn đề hay gặp của Crypto Trader).
Khi cây nến đóng cửa mà nằm ngoài hẳn band trên của Keltner Channel thì thị trường đã bị quá mua, khả năng giá sẽ hồi lại; ngược lại với band dưới.
Keltner Channel tỏ ra khá hiệu quả trong việc này hơn là tụi RSI hay Stochastic vì nó lấy chính cây nến làm tín hiệu, còn bọn kia lấy dữ liệu giá rồi tính toán các kiểu mới ra đương nhiên sẽ bị chậm hơn hoặc có sai lệch.
Nhà đầu tư lưu ý không nên dùng 2 chỉ báo này để dự báo xu hướng nhé, kiểu chạm band dưới là Buy. Chạm band trên là Sell, với lối suy nghĩ khi trade như thế sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
RSI, MACD, Stochastic
Các Indicator chỉ này có một cái tên chung là chỉ báo dao động, hay chỉ báo nhanh. Nhiệm vụ của chúng là dự báo trước xu hướng ngắn/trung hạn.
Chúng có thể giúp nhà đầu tư biết trước các tín hiệu suy yếu của xu hướng, đảo chiều xu hướng, bắt đầu xu hướng mới. Chúng cũng cho mình biết thị trường đang bị quá bán hay quá mua. Nói chung chúng rất là hữu dụng.
RSI
Thế mạnh của RSI là cho tín hiệu phân kỳ (divergence). Sự phân kỳ giá tăng diễn ra khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn, chứng tỏ xu hướng giảm đã suy yếu và sắp đảo chiều.
Ngược lại với phân kỳ giá giảm. Tín hiệu này khi kết hợp với 1 mô hình giá thì rất đáng tin cậy. Ngoài ra cũng có thể dùng RSI để đo quá mua/quá bán;
MACD
MACD Cũng có khả năng cho phân kỳ như RSI, nhưng ít xảy ra hơn. Thế mạnh của nó là đoán trước xu hướng khi có bullish/bearish crossover.
Stochastic
Tương tự MACD nhưng có thêm chức năng đo độ quá mua/quá bán.
Bọn này có chức năng tương tự nhau nên nhà đầu tư chỉ cần dùng 1 cái là đủ. Trước đây các nhà đầu tư thường sử dụng MACD nhưng giờ đổi qua Stochastic vì nó đo quá mua/quá bán tốt hơn, và cũng kiêm luôn khả năng cho phân kỳ của RSI.
Volume
Một phần không thể thiếu – Volume là tín hiệu xác nhận quan trọng nhất mà mình dựa vào, vì giá sau khi hoàn thành mô hình mà bật lên với volume yếu, hoặc vừa vừa không nổi bật thì cần quan sát thêm, không vào lệnh ngay.
Mỗi nhà đầu tư luôn cần 1 cú break khỏi mô hình kèm volume vượt lên hẳn volume trước, hồi lại nhẹ nhàng và nhanh chóng tìm thấy hỗ trợ bên dưới, đó là thời điểm đẹp để vào lệnh.
Đương nhiên chúng ta không nên thêm hết đám indicator trên vào chart vì sẽ rất rối, mỗi loại Indicator có 1 chức năng và thế mạnh khác nhau. Các Trader thấy chức năng nào phù hợp với mình thì chọn ra mà sử dụng.
Nguồn: Traderviet
Nhật Hoài